Làm người và người làm (Human Being vs. Human Doing)
Rose sẽ kể cho bạn nghe trải nghiệm của bản thân mình, khi nhận ra rằng mình sống và hành động vì sự sợ hãi, thay vì là tình yêu. Và cách mà mình nhận ra sự khác biệt giữa Human Being và Human Doing là như thế nào.
Đã bao giờ bạn tự vấn bản thân mình rằng mọi hành vi của bạn bắt đầu từ nỗi sợ hay tình yêu chưa? Đây có vẻ như là một câu hỏi lạ lẫm mà một người có thể đặt ra cho bản thân mình. Một khi nghĩ đến đây, bạn có cảm thấy câu trả lời của mình khá là mơ hồ không?
Có thể bạn sẽ an toàn mà trả lời rằng, tùy thuộc vào hoàn cảnh và bắt đầu nghĩ đến những giả định. Công bằng mà nói, đó là một câu trả lời khó để trả lời, nhất là khi bạn chưa đọc qua bài viết này trên So awkward, Rose.
Kiểm soát và an toàn là hành vi bắt đầu từ nỗi sợ.
Tình huống giả định ở đây là bạn đang tham gia một cuộc thi và cần đến sự ủng hộ của những người xung quanh để có thể được chú ý và đi xa hơn. Bạn bắt đầu liên tục nhắn tin cho từng người với những tin nhắn nhờ cậy mọi người hãy thao tác và ủng hộ bạn bằng những cách thức yêu cầu của cuộc thi. Ngay cả khi người đó đã giúp đỡ bạn, trong lòng bạn vẫn cảm thấy bồn chồn vì kết quả. Đó là hành vi bắt đầu từ nỗi sợ.
Nỗi sợ thất bại. Nỗi sợ rằng nếu như kết quả sau cùng không được như bạn mong mỏi thì những người đã từng bị bạn làm phiền sẽ có một suy nghĩ khác về bạn, chẳng hạn như thương hại? Nỗi sợ về chính thực lực của bản thân bạn, rằng bạn cảm thấy rằng mình không đủ giỏi, không đủ may mắn và bắt đầu tự thương hại chính bản thân mình. Điều đó hoàn toàn có thể xảy đến với bất kỳ ai và hoàn toàn bình thường. Thật đấy.
Cũng sẽ có những người cảm thấy tích cực hơn và tự khẳng định rằng đó là tâm sức bỏ ra của họ để chuẩn bị cho cuộc thi, nên họ cần phải chia sẻ để có nhiều người biết đến chứ không phải vì họ sợ cảm giác thất bại (nếu xảy ra) sau đó.
Nhưng sự bào chữa, bao biện cũng bắt nguồn từ nỗi sợ luôn mà.
Chấp nhận, cởi mở, lắng nghe, tin cậy và thấu hiểu là những hành vi có nguồn cơn từ tình yêu. Không màu mè, không sợ hãi là chủ đích của tình yêu. Chính vì thế, kiểm soát là thứ nằm ngoài biên độ của yêu thương cũng là một điều hiển nhiên. Hành vi bắt đầu từ tình yêu ở đây không nhất thiết phải là tình yêu lãng mạn, đầy cảm mến của một đôi uyên ương.
Đơn thuần, hành vi bắt đầu từ tình yêu là sự tôn trọng và đối nghịch với hành vi bắt nguồn từ nỗi sợ.
Chúng ta có đang sống như là một Human Being thật thụ?
Thực ra, hãy giữ trong tâm trí câu hỏi “mọi hành vi của bạn bắt đầu từ nỗi sợ hay tình yêu”, bởi về lâu dài thì bạn sẽ có được cảm quan rằng bạn đang sống một cuộc sống với nhiều sự nuối tiếc hay là một tấm lòng đầy cảm kích.
Bạn đã bao giờ tin tưởng hoàn toàn vào quá trình diễn tiến của mọi thứ, hay bạn luôn cảm thấy hành vi của mình bị tác động bởi nỗi sợ đến từ bên trong nội tại và bởi những tác động bên ngoài?
Nuối tiếc và xấu hổ, rõ ràng là thành quả của nỗi sợ.
Lòng cảm kích và biết ơn là thành quả được dưỡng nuôi bởi tình yêu.
Quá trình diễn ra của mọi thứ, nếu không phải vì nỗi sợ khiến bạn phải tìm cách kiểm soát mọi thứ đúng theo ý mình, thì sự cảm kích sẽ tạo cơ hội để bạn học hỏi, để thử nghiệm, để hiểu về bản thân mình hơn.
“Tôi nhận ra điều gì là quan trọng trong cuộc đời mình. Tôi nhất thiết phải là “làm người như thế nào” chứ không phải là “người làm được gì”. Bản thân năng lực để làm được gì đó phải xuất phát từ việc làm người như thế nào.”
Harry Pickes, nhạc sĩ, nói về quan điểm giữa Human Being và Human Doing.
Nghĩ thử xem, khi chúng ta trong guồng công việc, nếu công việc khởi nguồn từ tình yêu thì nó sẽ không bao giờ là miễn cưỡng.
Khi mà chúng ta trở nên ám ảnh với các thước đo ở bên ngoài xã hội: lượng thích trên social media, xu hướng tiền ảo, memes, những cuộc tranh luận, đối chất, mâu thuẫn chẳng giúp ích gì cho việc phát triển của chúng ta,… thì đó chính là nền tảng của sự sợ hãi. Khi chúng ta có xu hướng thêm từ “đảm bảo” vào những điều chúng ta nói ra thì đó chính là lúc chúng ta đang phát ra ngôn ngữ của nỗi sợ.
Chúng ta cố gắng để kiểm soát kết quả.
Đó là hành vi người làm, không phải làm người.
Human Doing sẽ chẳng khác là robot hay trí thông minh nhân tạo là bao, phải không?
Nói vậy là thế nào? Chẳng lẽ hầu hết tất cả chúng ta đều là không biết cách để làm người sao? Tại sao lại có thể nói như vậy?
Đúng, chúng ta khi hành động ở thể là người làm, điều đó làm chúng ta cảm thấy tốt hơn. Sự kiểm soát tạo nên suy tưởng về quyền lực và lý tưởng.
Daniel Gilbert – tác giả của cuốn sách “Stumbling Upon Happiness”, giải thích rằng tại sao hành vi kiểm soát lại khiến vui lòng não bộ của chúng ta.
“Con người luôn tìm thấy sự hài lòng khi học được cách để kiểm soát mọi sự theo ý họ. Không hẳn là vì những kết quả mà họ muốn thấy trong tương lai, mà chính hành vi kiểm soát là thứ đem lại sự hài lòng cho bản thể. Sự thật rằng con người được sinh ra với niềm vui dành cho sự kiểm soát. Họ, cũng có thể sẽ có hành vi tương tự khi sắp rời khỏi cõi trần thế. Và đã có những nghiên cứu gợi mở rằng, nếu con người đánh mất đi hành vi hay khả năng kiểm soát mọi thứ theo ý mình trong quãng đời của họ, sẽ ngay lập tức cảm giác không hạnh phúc, vô dụng, mất hy vọng và thậm chí là trầm cảm. Tệ nhất, họ sẽ tìm đến sự kết thúc.”
Lạ lẫm thay, chúng ta khiến việc làm người trở nên khó khăn.
Một nhiếp ảnh gia tài năng sẽ không phải là một người làm công việc chụp hình, mà là một người cảm thấy sáng tạo và ở thể lý tưởng nhất trong quá trình chụp hình. Đó là khi người nhiếp ảnh gia đó ở trong thế giới quan của chính mình và tin cậy hoàn toàn vào quá trình diễn tiến của mọi thứ. Anh ta từ bỏ sự kiểm soát và trân trọng khoảnh khắc mình được đắm mình trong đó.
Bạn hiểu ra vấn đề rồi chứ? Làm người và người làm tương quan như vậy đó.
Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng không hẳn là vậy. Thói quen tập cho tâm trí im lặng đòi hỏi nhiều năm luyện tập. Việc giữ cho tâm trí im lặng giống như một nghi thức đầu tiên cần chuẩn bị để khiến cho một người tập trung ở thể tốt nhất cho mọi quá trình sau đó được thả lỏng và diễn tiến một cách mà nó nên là như thế.
Bạn biết môn thể thao tennis chứ? Timothy Gallway – người nghiên cứu về hành vi của người yêu và chơi môn thể thao này đã từng xuất bản một cuốn sách mang tên “The Inner Game of Tennis”. Trong cuốn sách có đưa ra luận điểm rằng những người chơi giỏi nhất, thực sự họ chẳng phải là một người đang làm, họ tự tại và không suy nghĩ gì cả. Họ chỉ đơn thuần là làm người thả trôi theo khoảnh khắc và khiến mọi thứ diễn tiến không kiểm soát.
“Khi ở trong sân bóng, một tay chơi tennis ở thể thư giãn và thả trôi suy nghĩ, anh ta đang không nghĩ gì về việc bằng cách nào, ở đâu, hay khi nào là nên đánh bóng. Anh ta thực sự không cố gắng để đánh bóng. Ngay sau khi quá trình chạm bóng thành công, anh ta cũng sẽ chẳng nghĩ đến việc pha đánh bóng vừa rồi tốt hay tệ như thế nào. Thực chất, quá trình chạm bóng liên tục đó không đòi hỏi đến việc phải suy nghĩ. Có lẽ trong anh ta sẽ có nhận thức rõ về tầm nhìn, cảm quan về đường bay của trái bóng, và âm thanh tạo ra trong quá trình chạm bóng sẽ đem đến cảm nhận về chất lượng cú đánh như thế nào. Anh ta cũng có thể sẽ có những chiến thuật trong tùy trường hợp. Nhưng quá trình nghiên cứu cho thấy rằng anh ta biết (trực giác) cần phải làm gì mà không cần phải nghĩ rằng mình sẽ phải làm gì.”
Xem thử nhé,
Sợ hãi > < Yêu thương
Kiểm soát > < Tin tưởng
Nghi ngờ > < Lòng biết ơn
Người làm > < Làm người
Định nghĩa về tình yêu trong tác phẩm “Status Anxiety” (2004) của tác giả Alain de Botton là như thế này
“Có lẽ chúng ta có thể định nghĩa tình yêu, đồng thời với những điều tương quan như tình yêu thương gia đình, thăng hoa trong tình dục và những dạng thù khác trên thế gian. Đó như một sự tôn trọng, một sự nhạy cảm về tư cách và sự hiện hữu của một người tới một cá thể khác. Để tình yêu có thể được cảm nhận là khi chúng ta thấy mình là đối tượng được quan tâm. Sự hiện diện của chúng ta được nhìn nhận. Tên của chúng ta được ghi nhớ. Quan điểm của chúng ta được lắng nghe. Sự thất bại được khỏa lấp bởi sự nuông chiều và nhu cầu của chúng ta được đáp ứng. Và chúng ta phát triển, một khi được đặt dưới sự dưỡng nuôi như thế.”
Đọc đến đây, bạn có cảm thấy rằng mình đang ở thể người làm chứ không phải là làm người rồi chứ? Đã có ai nhận thấy rằng mỗi ngày bạn đã phải kiểm soát mọi thứ xung quanh như nếp quen, trong khi đáng lý nên để mỗi khoảnh khắc diễn tiến theo như những gì nó sẽ là? Bạn đang sống trong nỗi sợ hay đang vận hành bởi tình yêu? Tình yêu cho chính bản thân mình, cho vũ trụ, cho những điều may mắn, cho những người xung quanh? Nhớ nhé, tình yêu ở đây không phải chỉ là tình yêu lứa đôi.
Để Rose kể câu chuyện của mình sau khi nghiệm ra được bài học đã được trao đổi ở đây.
Thời điểm tháng 9 năm ngoái, mình tham dự cuộc thi Vietnam’s Next Top Model mùa giải thứ 9 và may mắn vượt qua vòng loại và trở thành top thí sinh xuất sắc nhất có cơ hội được vào nhà chung. Thứ ngăn trở mình được đường hoàng tư cách là một thí sinh chính thức của mùa giải “Be Unique” này là hai vòng bình chọn trên fanpage của chương trình. Thử thách đưa ra là quay vlog để giới thiệu về nhãn hàng tài trợ. Sau một quãng thời gian nôn nao với hy vọng nỗ lực của mình sẽ thành công, kết quả là mình rớt khỏi top thí sinh vượt qua vòng bình chọn đầu tiên. Lúc có kết quả chính thức, đó là thời điểm trước Tết.
Tham gia chương trình và được đi sâu hơn vòng casting là một điều may mắn, nhưng mình đã không chấp nhận sự thật rằng điều gì đáng lý sẽ xảy đến thì nó sẽ xảy đến. Mình cuống cuồng tìm mọi cách để tăng lượt bình chọn và lượt xem vlog dự thi của mình. Điều may nhất là mình cưỡng được ý muốn sẽ inbox từng người để cầu cạnh những người bạn trong friendlist bầu chọn cho mình. Như thế thì sẽ khó xử cho mọi người biết bao. Mình chỉ share lại nhiều lần vlog và mong họ tự nguyện.
Đây là lần đầu tiên mình đi catwalk.
Nhưng mình biết đó là sự sợ hãi trong mình, thay vì là chấp nhận sự thật rằng nếu mình đủ năng lực, tố chất và tiềm năng để đi xa hơn thì việc bình chọn đó chỉ là một hình thức bên ngoài.
Mình đã nghiệm ra được điều đó. Mình cảm thấy buồn, thất vọng vào tại thời điểm đó. Mình phần nào trách cứ mọi người rằng tại sao lại không vote cho mình? Họ không quan tâm, không đếm xỉa, không thương mình sao? Mình đã muốn được trở thành một người mẫu chuyên nghiệp (cùng với công việc blogger) và chương trình là bước đệm tốt nhất để mình phát triển. Tại sao họ không ủng hộ và không thấy điều đó? Một loạt sự suy tưởng xuất hiện trong suy nghĩ của mình, không ngơi nghỉ.
Đến lúc này, khi viết ra câu chuyện của mình, điều đó nghe có vẻ tuyệt vọng đúng không? Khi mà mình trông đợi và phụ thuộc vào người khác để cảm thấy được yêu thương. Nhưng mình mừng vì đã nhận ra được rằng mình đang cố gắng kiểm soát mọi cơ hội trong cuộc sống. Mình gián tiếp kiểm soát nhận thức của thế giới bên ngoài về mình thông qua nhận định của người khác.
Tất cả là đều khởi căn từ nỗi sợ. Nếu hành vi của mình xuất phát từ tình yêu (đối với chính bản thân và ước nguyện của mình) thì mình đã không quá bận tâm đến việc hụt mất cơ hội hay buồn giận mọi người vì đã không bình chọn cho mình. Không có sự thất bại nào quá ghê gớm cả, chỉ là những bài học đáng ghi nhận trong cuộc sống thôi mà.
Giám khảo Võ Hoàng Yến- Host của chương trình đã nói với mình ở vòng casting rằng chị ấy rất thích mình, và mong rằng mình có những thể hiện tốt hơn ở các vòng sau đó. Đấy là động lực, là niềm vui rất lớn đối với mình lúc đó. Human Being quá chứ hả? cả mình và chị Yến.
Mình vẫn không từ bỏ ước nguyện trở thành người mẫu chuyên nghiệp. Mình có kế hoạch để khiến điều này tiến triển. Nhưng điểm khác biệt lớn là mọi thứ mình làm sẽ được xuất phát từ sự thư giãn, tin tưởng, yêu thương những người sẽ giúp mình thực hiện kế hoạch đó.
Rose hy vọng bài viết này sẽ khiến bạn nhận ra rằng,
Hãy là làm người, chứ không nên là người làm.
Be a human being, not a human doing.
Bài viết được truyền cảm hứng bởi tác giả Paul Jun qua bài viết này.
Đã bao giờ bạn tự vấn bản thân mình rằng mọi hành vi của bạn bắt đầu từ nỗi sợ hay tình yêu chưa? Đây có vẻ như là một câu hỏi lạ lẫm mà một người có thể đặt ra cho bản thân mình. Một khi nghĩ đến đây, bạn có cảm thấy câu trả lời của mình khá là mơ hồ không?
Có thể bạn sẽ an toàn mà trả lời rằng, tùy thuộc vào hoàn cảnh và bắt đầu nghĩ đến những giả định. Công bằng mà nói, đó là một câu trả lời khó để trả lời, nhất là khi bạn chưa đọc qua bài viết này trên So awkward, Rose.
Kiểm soát và an toàn là hành vi bắt đầu từ nỗi sợ.
Tình huống giả định ở đây là bạn đang tham gia một cuộc thi và cần đến sự ủng hộ của những người xung quanh để có thể được chú ý và đi xa hơn. Bạn bắt đầu liên tục nhắn tin cho từng người với những tin nhắn nhờ cậy mọi người hãy thao tác và ủng hộ bạn bằng những cách thức yêu cầu của cuộc thi. Ngay cả khi người đó đã giúp đỡ bạn, trong lòng bạn vẫn cảm thấy bồn chồn vì kết quả. Đó là hành vi bắt đầu từ nỗi sợ.
Nỗi sợ thất bại. Nỗi sợ rằng nếu như kết quả sau cùng không được như bạn mong mỏi thì những người đã từng bị bạn làm phiền sẽ có một suy nghĩ khác về bạn, chẳng hạn như thương hại? Nỗi sợ về chính thực lực của bản thân bạn, rằng bạn cảm thấy rằng mình không đủ giỏi, không đủ may mắn và bắt đầu tự thương hại chính bản thân mình. Điều đó hoàn toàn có thể xảy đến với bất kỳ ai và hoàn toàn bình thường. Thật đấy.
Cũng sẽ có những người cảm thấy tích cực hơn và tự khẳng định rằng đó là tâm sức bỏ ra của họ để chuẩn bị cho cuộc thi, nên họ cần phải chia sẻ để có nhiều người biết đến chứ không phải vì họ sợ cảm giác thất bại (nếu xảy ra) sau đó.
Nhưng sự bào chữa, bao biện cũng bắt nguồn từ nỗi sợ luôn mà.
Chấp nhận, cởi mở, lắng nghe, tin cậy và thấu hiểu là những hành vi có nguồn cơn từ tình yêu. Không màu mè, không sợ hãi là chủ đích của tình yêu. Chính vì thế, kiểm soát là thứ nằm ngoài biên độ của yêu thương cũng là một điều hiển nhiên. Hành vi bắt đầu từ tình yêu ở đây không nhất thiết phải là tình yêu lãng mạn, đầy cảm mến của một đôi uyên ương.
Đơn thuần, hành vi bắt đầu từ tình yêu là sự tôn trọng và đối nghịch với hành vi bắt nguồn từ nỗi sợ.
Thực ra, hãy giữ trong tâm trí câu hỏi “mọi hành vi của bạn bắt đầu từ nỗi sợ hay tình yêu”, bởi về lâu dài thì bạn sẽ có được cảm quan rằng bạn đang sống một cuộc sống với nhiều sự nuối tiếc hay là một tấm lòng đầy cảm kích.
Bạn đã bao giờ tin tưởng hoàn toàn vào quá trình diễn tiến của mọi thứ, hay bạn luôn cảm thấy hành vi của mình bị tác động bởi nỗi sợ đến từ bên trong nội tại và bởi những tác động bên ngoài?
Nuối tiếc và xấu hổ, rõ ràng là thành quả của nỗi sợ.
Lòng cảm kích và biết ơn là thành quả được dưỡng nuôi bởi tình yêu.
Quá trình diễn ra của mọi thứ, nếu không phải vì nỗi sợ khiến bạn phải tìm cách kiểm soát mọi thứ đúng theo ý mình, thì sự cảm kích sẽ tạo cơ hội để bạn học hỏi, để thử nghiệm, để hiểu về bản thân mình hơn.
Nghĩ thử xem, khi chúng ta trong guồng công việc, nếu công việc khởi nguồn từ tình yêu thì nó sẽ không bao giờ là miễn cưỡng.
Khi mà chúng ta trở nên ám ảnh với các thước đo ở bên ngoài xã hội: lượng thích trên social media, xu hướng tiền ảo, memes, những cuộc tranh luận, đối chất, mâu thuẫn chẳng giúp ích gì cho việc phát triển của chúng ta,… thì đó chính là nền tảng của sự sợ hãi. Khi chúng ta có xu hướng thêm từ “đảm bảo” vào những điều chúng ta nói ra thì đó chính là lúc chúng ta đang phát ra ngôn ngữ của nỗi sợ.
Chúng ta cố gắng để kiểm soát kết quả.
Đó là hành vi người làm, không phải làm người.
Nói vậy là thế nào? Chẳng lẽ hầu hết tất cả chúng ta đều là không biết cách để làm người sao? Tại sao lại có thể nói như vậy?
Đúng, chúng ta khi hành động ở thể là người làm, điều đó làm chúng ta cảm thấy tốt hơn. Sự kiểm soát tạo nên suy tưởng về quyền lực và lý tưởng.
Daniel Gilbert – tác giả của cuốn sách “Stumbling Upon Happiness”, giải thích rằng tại sao hành vi kiểm soát lại khiến vui lòng não bộ của chúng ta.
“Con người luôn tìm thấy sự hài lòng khi học được cách để kiểm soát mọi sự theo ý họ. Không hẳn là vì những kết quả mà họ muốn thấy trong tương lai, mà chính hành vi kiểm soát là thứ đem lại sự hài lòng cho bản thể. Sự thật rằng con người được sinh ra với niềm vui dành cho sự kiểm soát. Họ, cũng có thể sẽ có hành vi tương tự khi sắp rời khỏi cõi trần thế. Và đã có những nghiên cứu gợi mở rằng, nếu con người đánh mất đi hành vi hay khả năng kiểm soát mọi thứ theo ý mình trong quãng đời của họ, sẽ ngay lập tức cảm giác không hạnh phúc, vô dụng, mất hy vọng và thậm chí là trầm cảm. Tệ nhất, họ sẽ tìm đến sự kết thúc.”
Lạ lẫm thay, chúng ta khiến việc làm người trở nên khó khăn.
Một nhiếp ảnh gia tài năng sẽ không phải là một người làm công việc chụp hình, mà là một người cảm thấy sáng tạo và ở thể lý tưởng nhất trong quá trình chụp hình. Đó là khi người nhiếp ảnh gia đó ở trong thế giới quan của chính mình và tin cậy hoàn toàn vào quá trình diễn tiến của mọi thứ. Anh ta từ bỏ sự kiểm soát và trân trọng khoảnh khắc mình được đắm mình trong đó.
Bạn hiểu ra vấn đề rồi chứ? Làm người và người làm tương quan như vậy đó.
Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng không hẳn là vậy. Thói quen tập cho tâm trí im lặng đòi hỏi nhiều năm luyện tập. Việc giữ cho tâm trí im lặng giống như một nghi thức đầu tiên cần chuẩn bị để khiến cho một người tập trung ở thể tốt nhất cho mọi quá trình sau đó được thả lỏng và diễn tiến một cách mà nó nên là như thế.
Bạn biết môn thể thao tennis chứ? Timothy Gallway – người nghiên cứu về hành vi của người yêu và chơi môn thể thao này đã từng xuất bản một cuốn sách mang tên “The Inner Game of Tennis”. Trong cuốn sách có đưa ra luận điểm rằng những người chơi giỏi nhất, thực sự họ chẳng phải là một người đang làm, họ tự tại và không suy nghĩ gì cả. Họ chỉ đơn thuần là làm người thả trôi theo khoảnh khắc và khiến mọi thứ diễn tiến không kiểm soát.
“Khi ở trong sân bóng, một tay chơi tennis ở thể thư giãn và thả trôi suy nghĩ, anh ta đang không nghĩ gì về việc bằng cách nào, ở đâu, hay khi nào là nên đánh bóng. Anh ta thực sự không cố gắng để đánh bóng. Ngay sau khi quá trình chạm bóng thành công, anh ta cũng sẽ chẳng nghĩ đến việc pha đánh bóng vừa rồi tốt hay tệ như thế nào. Thực chất, quá trình chạm bóng liên tục đó không đòi hỏi đến việc phải suy nghĩ. Có lẽ trong anh ta sẽ có nhận thức rõ về tầm nhìn, cảm quan về đường bay của trái bóng, và âm thanh tạo ra trong quá trình chạm bóng sẽ đem đến cảm nhận về chất lượng cú đánh như thế nào. Anh ta cũng có thể sẽ có những chiến thuật trong tùy trường hợp. Nhưng quá trình nghiên cứu cho thấy rằng anh ta biết (trực giác) cần phải làm gì mà không cần phải nghĩ rằng mình sẽ phải làm gì.”
Xem thử nhé,
Sợ hãi > < Yêu thương
Kiểm soát > < Tin tưởng
Nghi ngờ > < Lòng biết ơn
Người làm > < Làm người
Định nghĩa về tình yêu trong tác phẩm “Status Anxiety” (2004) của tác giả Alain de Botton là như thế này
“Có lẽ chúng ta có thể định nghĩa tình yêu, đồng thời với những điều tương quan như tình yêu thương gia đình, thăng hoa trong tình dục và những dạng thù khác trên thế gian. Đó như một sự tôn trọng, một sự nhạy cảm về tư cách và sự hiện hữu của một người tới một cá thể khác. Để tình yêu có thể được cảm nhận là khi chúng ta thấy mình là đối tượng được quan tâm. Sự hiện diện của chúng ta được nhìn nhận. Tên của chúng ta được ghi nhớ. Quan điểm của chúng ta được lắng nghe. Sự thất bại được khỏa lấp bởi sự nuông chiều và nhu cầu của chúng ta được đáp ứng. Và chúng ta phát triển, một khi được đặt dưới sự dưỡng nuôi như thế.”
Đọc đến đây, bạn có cảm thấy rằng mình đang ở thể người làm chứ không phải là làm người rồi chứ? Đã có ai nhận thấy rằng mỗi ngày bạn đã phải kiểm soát mọi thứ xung quanh như nếp quen, trong khi đáng lý nên để mỗi khoảnh khắc diễn tiến theo như những gì nó sẽ là? Bạn đang sống trong nỗi sợ hay đang vận hành bởi tình yêu? Tình yêu cho chính bản thân mình, cho vũ trụ, cho những điều may mắn, cho những người xung quanh? Nhớ nhé, tình yêu ở đây không phải chỉ là tình yêu lứa đôi.
Để Rose kể câu chuyện của mình sau khi nghiệm ra được bài học đã được trao đổi ở đây.
Thời điểm tháng 9 năm ngoái, mình tham dự cuộc thi Vietnam’s Next Top Model mùa giải thứ 9 và may mắn vượt qua vòng loại và trở thành top thí sinh xuất sắc nhất có cơ hội được vào nhà chung. Thứ ngăn trở mình được đường hoàng tư cách là một thí sinh chính thức của mùa giải “Be Unique” này là hai vòng bình chọn trên fanpage của chương trình. Thử thách đưa ra là quay vlog để giới thiệu về nhãn hàng tài trợ. Sau một quãng thời gian nôn nao với hy vọng nỗ lực của mình sẽ thành công, kết quả là mình rớt khỏi top thí sinh vượt qua vòng bình chọn đầu tiên. Lúc có kết quả chính thức, đó là thời điểm trước Tết.
Tham gia chương trình và được đi sâu hơn vòng casting là một điều may mắn, nhưng mình đã không chấp nhận sự thật rằng điều gì đáng lý sẽ xảy đến thì nó sẽ xảy đến. Mình cuống cuồng tìm mọi cách để tăng lượt bình chọn và lượt xem vlog dự thi của mình. Điều may nhất là mình cưỡng được ý muốn sẽ inbox từng người để cầu cạnh những người bạn trong friendlist bầu chọn cho mình. Như thế thì sẽ khó xử cho mọi người biết bao. Mình chỉ share lại nhiều lần vlog và mong họ tự nguyện.
Nhưng mình biết đó là sự sợ hãi trong mình, thay vì là chấp nhận sự thật rằng nếu mình đủ năng lực, tố chất và tiềm năng để đi xa hơn thì việc bình chọn đó chỉ là một hình thức bên ngoài.
Mình đã nghiệm ra được điều đó. Mình cảm thấy buồn, thất vọng vào tại thời điểm đó. Mình phần nào trách cứ mọi người rằng tại sao lại không vote cho mình? Họ không quan tâm, không đếm xỉa, không thương mình sao? Mình đã muốn được trở thành một người mẫu chuyên nghiệp (cùng với công việc blogger) và chương trình là bước đệm tốt nhất để mình phát triển. Tại sao họ không ủng hộ và không thấy điều đó? Một loạt sự suy tưởng xuất hiện trong suy nghĩ của mình, không ngơi nghỉ.
Đến lúc này, khi viết ra câu chuyện của mình, điều đó nghe có vẻ tuyệt vọng đúng không? Khi mà mình trông đợi và phụ thuộc vào người khác để cảm thấy được yêu thương. Nhưng mình mừng vì đã nhận ra được rằng mình đang cố gắng kiểm soát mọi cơ hội trong cuộc sống. Mình gián tiếp kiểm soát nhận thức của thế giới bên ngoài về mình thông qua nhận định của người khác.
Tất cả là đều khởi căn từ nỗi sợ. Nếu hành vi của mình xuất phát từ tình yêu (đối với chính bản thân và ước nguyện của mình) thì mình đã không quá bận tâm đến việc hụt mất cơ hội hay buồn giận mọi người vì đã không bình chọn cho mình. Không có sự thất bại nào quá ghê gớm cả, chỉ là những bài học đáng ghi nhận trong cuộc sống thôi mà.
Mình vẫn không từ bỏ ước nguyện trở thành người mẫu chuyên nghiệp. Mình có kế hoạch để khiến điều này tiến triển. Nhưng điểm khác biệt lớn là mọi thứ mình làm sẽ được xuất phát từ sự thư giãn, tin tưởng, yêu thương những người sẽ giúp mình thực hiện kế hoạch đó.
Rose hy vọng bài viết này sẽ khiến bạn nhận ra rằng,
Hãy là làm người, chứ không nên là người làm.
Be a human being, not a human doing.
Bài viết được truyền cảm hứng bởi tác giả Paul Jun qua bài viết này.
Share this:
Like this: