Bài viết này mang quan điểm nhận định cá nhân về việc thị trường thời trang thiết kế tại Việt Nam hiện nay là sự hùa theo bất chấp; cũng như sự ủng hộ đối với việc phát triển của thời trang bền vững.
Bài viết này mang quan điểm nhận định cá nhân về việc thị trường thời trang thiết kế tại Việt Nam hiện nay là sự hùa theo bất chấp; cũng như sự ủng hộ đối với việc phát triển của thời trang bền vững.
Kinh doanh thời trang tại thị trường nội địa liệu có còn là dễ dàng?
Vào khoảng thời gian đầu những năm 2010s, local brand – những thương hiệu tự nhận là thời trang thiết kế tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là thiểu số. Ngày đó nhà may phổ biến hơn bây giờ, shop áo quần bán quần áo xuất khẩu hay shop nhập hàng từ nước ngoài về bán cũng vậy. Việc mở một thương hiệu quần áo mang dấu ấn thiết kế riêng biệt của thương hiệu là điều còn mới mẻ. Thực chất, nhận định về thời trang của người dân bị giới hạn vì sự phát triển của mạng xã hội còn mới mẻ. Nhu cầu ăn mặc của mọi người chỉ dừng ở mức vừa đủ vì việc bắt kịp theo xu hướng thời trang trên thế giới chỉ có thể thông qua tạp chí hay mạng internet. Tuy nhiên việc dân trí chuyển dần sang việc cập nhật tin từ internet thay cho báo in truyền thống đã bắt đầu tăng. Việc đầu tư cho hình ảnh bản thân thông qua cách ăn mặc chưa phải là một phong cách sống được chú trọng vì mạng xã hội tại Việt Nam cũng chưa thật sự phát triển trong giai đoạn này.
Tạp chí ELLE ra mắt số đầu tiên vào ngày 21/10/2010, là một trong những tạp chí thời trang xuất hiện sớm nhất tại thị trường Việt Nam.
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội, sự ra đời của các phiên bản tạp chí thời trang quốc tế tại thị trường Việt Nam; cũng như việc các trường đào tạo chuyên ngành thiết kế thời trang ngày càng phát triển giáo trình hợp lý, sáng tạo, đã dẫn đến sự ra đời của các thương hiệu thời trang thiết kế ngày càng chóng mặt. Đến nay, việc kinh doanh thời trang đã trở thành một xu hướng kinh doanh chung, với sự tăng trưởng mạnh về số lượng doanh nghiệp kinh doanh thời trang, đặc biệt là mặt hàng thời trang ứng dụng giá bình dân, hay còn gọi là thời trang nhanh – fast fashion.
Việc làm này không hẳn mang lại lợi ích lâu dài cho các doanh nghiệp bởi hiếm có thương hiệu thời trang nội địa nào đáp ứng đủ hai tiêu chí: khả năng am hiểu về kinh doanh, cách lựa chọn thị trường và khả năng tạo dựng thương hiệu mang bản sắc riêng biệt thông qua các sản phẩm quần áo thiết kế. Thiếu hụt một trong hai hoặc tệ hơn là cả hai tiêu chí trên đã khiến cho thị trường này trở nên nhiễu loạn và hao tổn tài nguyên lẫn sức người một cách không thiết đáng. Nhiều thương hiệu thời trang nhanh “chết yểu” ngay từ khi mới thành lập vì lọt thỏm vào thị trường đầy nhiễu loạn này cùng với định hướng mù mịt, chạy theo xu thế làm thời trang vì nghĩ rằng đây là mô hình start-up dễ dàng.
Những mẫu áo quần được bày bán trong siêu thị như thế này liệu có còn được xem là mang tính thời trang?Các cửa hàng quần áo thiết kế luôn trong tình trạng sale off hay clearance sale Quanh nămnhư thế nàyCác cửa hàng vắng khách dù treo biển sale off tới 50%.
Để thêm hơn sự khó khăn đối với bài toán kinh doanh thời trang, các thương hiệu thời trang ngoại nhập vào thị trường nội địa như Zara, H&M, VOS, Uniqlo… với chiến lược kinh doanh và sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường đã gần như chiếm lĩnh thị phần thời trang tầm trung và nhận được nhiều sự ưu ái của người tiêu dùng. Theo như báo cáo gần nhất của BMI (công ty nghiên cứu thị trường Business Monitor International) đã nhận định người tiêu dùng ở Việt Nam có xu hướng quan tâm và chi tiêu nhiều đối với các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài. Độ lớn thị trường này vào năm 2021 được BMI dự đoán là 5,08 tỷ USD, thời trang vẫn chiếm phần lớn với số tiền chi tiêu vào khoảng 4,7 tỷ USD. Thông qua đó cho thấy rằng, việc các hãng thời trang ngoại nhập vào thị trường Việt Nam, tuy giúp thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành thời trang, nhưng cũng đồng thời là đối thủ cạnh tranh trực diện của các thương hiệu thời trang thiết kế nội địa.
Uniqlo vừa gia nhập thị trường thời trang Việt Nam cuối năm ngoái
Tình hình kinh doanh thời trang của các thương hiệu nội địa, nếu so sánh với các thương hiệu thời trang ngoại nhập sẽ thấy rõ: một bên sale quanh năm, clearance sale (sale xả kho), trên mọi trận địa và một bên chỉ sale off vào các ngày lễ lớn trên toàn thế giới. Có thể lấy ví dụ là Zara – thương hiệu có mặt tại thị trường Việt Nam gần 4 năm trước, chỉ có hai đợt big sale là vào tháng 6 và tháng 12 là mùa Giáng Sinh cuối năm. Việc các thương hiệu thời trang nội địa sale off là để bán hàng được mau chóng hơn, nhưng cũng đồng thời tiêm nhiễm cho phần đông khách hàng thói quen đợi sale rồi hẵng mua. Điều này về bản chất làm tụt giảm doanh thu chứ không góp phần làm tăng trưởng doanh thu. Còn nếu sale off theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó” để đánh lừa lòng ham rẻ nơi khách hàng, thì đó lại là một khía cạnh khác của kinh doanh mà bài viết này sẽ không đề cập tới.
Cửa hàng của Zara tại Vincom Lê Thánh Tôn
Thời trang bền vững là giải pháp thay thế và cần thiết
Thời trang bền vững (sustainable fashion) tại Việt Nam với thông điệp rõ ràng chỉ bắt đầu được chia sẻ, đón nhận và quan tâm từ khoảng giữa năm 2016. Đây là một cuộc cách mạng của toàn ngành công nghiệp thời trang trên thế giới. Sự lan tỏa tích cực của thời trang bền vững là điều hiển nhiên, khi rất nhiều tổ chức và thương hiệu thời trang lớn như Stella McCartney, Burberry, H&M (với các bộ sưu tập thuộc dòng Conscious), tập đoàn LVMH… cam kết sẽ chung tay đẩy mạnh sự phát triển của thời trang bền vững trong tương lai gần. Đây là điều cấp thiết trong nỗ lực chứng minh rằng ngành thời trang hoàn toàn có thể trở thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững và không gây ô nhiễm, tổn hại đến chất lượng cuộc sống của con người như vẫn được biết đến từ trước.
BST Conscious của H&M hoàn toàn áp dụng công nghệ tái chế chất liệu tân tiến nhất để tạo nên các sản phẩm mới của hãng.
Hiện tại, để có thể hoàn toàn được công nhận là doanh nghiệp thời trang bền vững thì cần phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí về mặt sản xuất, gia công cho đến lúc sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Thời trang bền vững không chỉ giúp cứu vãn tình hình ô nhiễm rác thải của ngành may mặc, mà còn song hành cùng bài toán kinh tế. Việc lựa chọn những thiết kế của các thương hiệu thời trang thiết kế bởi các nhà thiết kế lớn hoặc thương hiệu thời trang bền vững là một cách thức tiêu dùng thông minh, đáng để đầu tư vì chất lượng dài hạn và yếu tố thân thiện với môi trường được để cao; lợi ích cả về con người lẫn môi trường. Điều gì cộng thêm vào giá trị của một món đồ thời trang bền vững? Đó là tính nhân đạo: với những người góp công tạo dựng nên trang phục – giúp họ được trả lương tương xứng; chúng ta nhân đạo cả với thiên nhiên, môi trường – tạo dựng nên một tương lai đáng để sống cho thế hệ kế cận.
Tại Việt Nam, những thương hiệu thời trang bền vững thuần túy chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ba thương hiệu thời trang bền vững đang phát triển và tạo dựng được tên tuổi tại Việt Nam là Kilomet109. Môi Điên và Metiseko. Nếu như Kilomet109 có công lớn trong việc kế thừa và phát huy những kỹ thuật thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc; Môi Điên thì luôn tận dụng triệt để tất cả những chất liệu cũ để làm thành các mẫu thiết kế, phụ kiện cho các BST mới và trích doanh thu để làm những công việc thiện nguyện có ích cho xã hội; trong khi đó Metiseko lại vận hành như một mô hình kinh doanh thời trang bền vững chuyên nghiệp, áp dụng kỹ thuật tân tiến và nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Các nghệ nhân của thương hiệu Kilomet 109 đang nhuộm vải bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên. Các nghệ nhân này đều là người dân tộc và thương hiệu Kilomet 109 cũng tạo điều kiện việc làm cho họ.Quá trình cắt vật liệu hình thành túi Ba Gang Zero Waste của thương hiệu Môi Điên. 300 chiếc túi, 0 mm vải thừa.Bên trong cửa hàng Metiseko tại Hội An
Ba thương hiệu thời trang bền vững này vẫn tồn tại và phát triển bình ổn giữa hàng nghìn các thương hiệu thời trang thiết kế khác nhau trên thị trường là một tín hiệu đáng mừng cho thấy rằng triết lý kinh doanh của thời trang bền vững hoàn toàn không phải là một rào cản lớn để phát triển doanh nghiệp, mà đó lại một hướng đi chiến lược để phát triển ổn định và lâu dài trong tương lai. Một sản phẩm thời trang bền vững có thể mắc tiền hơn một sản phẩm thời trang thông thường, nhưng giá trị tinh thần mà khách hàng nhận được là sự hài lòng vì biết rằng mình đã góp một phần nhỏ trong việc khích lệ các doanh nghiệp này tiếp tục làm kinh tế sạch, xanh, bền vững.
Cũng là một tín hiệu đáng mừng, khi việc tái chế và thời trang bền vững cũng đã được đưa vào chương trình giảng dạy của một số trường Đại học, tổ chức, để giúp sinh viên nhận thức từ sớm trong vấn đề xây dựng mô hình kinh doanh thời trang phát triển bền vững. Một nỗ lực đáng ghi nhận trong thời gian vừa qua khi giảng viên cùng sinh viên thời trang của trường Đại học Văn Lang đã tổ chức thành công show diễn thời trang thường niên với tên gọi 11AM show, với các mẫu thiết kế trình diễn được tái chế từ chất liệu cũ. Các mẫu thiết kế tuy không hoàn toàn đáp ứng nhu cầu ứng dụng thực tế nhưng được đánh giá cao ở mức sáng tạo, thẩm mỹ và đặc biệt là thông điệp tích cực mà show diễn muốn truyền tải. Đối với thị trường thời trang tại Việt Nam, thì đây là một dấu hiệu rất tích cực, đáng mừng và cần tiếp tục được phát huy.
11AM show đầu tiên của thầy trò trường Văn Lang được tổ chức vào năm 2018. Với chủ đề Destroy To Reborn.
Thời trang bền vững sẽ mãi chỉ mang tính vĩ mô?
Còn nhớ chỉ cách đây vài tuần, thảm họa cháy rừng lên tới đỉnh điểm tại Úc đã khiến cho tất cả phải thảng thốt, sợ hãi, dằn vặt; dẫn đến nhiều cuộc tranh luận, chỉ trích liên đới đến chính trị, về vấn đề bảo vệ môi trường, về nhận thức của con người trước những thảm họa liên tục xảy đến. Thực chất, cho đến khi bài viết này đang trong quá trình hoàn thiện thì vẫn đang còn những trận cháy khác nhau trên lãnh thổ nước Úc chưa được khống chế, lệnh di tản khẩn cấp vẫn được phát động; và tại đất nước thân thiện với tài nguyên thiên nhiên, khách du lịch này còn rất nhiều lính cứu hỏa đang kiệt sức, liều lĩnh để khống chế thảm họa cháy rừng khủng khiếp nhất từ trước tới nay. Theo truyền thông Reuters đưa tin vào đầu ngày thứ Sáu tuần trước (17/12), 82 trận hỏa hoạn vẫn tiếp tục cháy trên khắp tiểu bang New South Wales, trong số đó có 30 đám cháy chưa được khống chế. Thông tin xác thực được tờ Sydney Morning Herald dẫn lời từ Sở Cứu Hỏa Vùng Quê New South.
Thiên tai hay nhân tai?
Đó là sự cộng hưởng của cả hai. Nguyên nhân rõ ràng nhất là do biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên và cả sự vô ý thức của con người. Nhưng còn một mặt trái khác của xã hội mà khó lòng có thể chối bỏ, đó là sự hùa theo mạng xã hội và chứng bệnh cảm thông nhất thời mà phần lớn gặp phải. Nếu như báo đài, mạng xã hội không liên tục cập nhật thì ai trong chúng ta cũng sẽ quay trở về nhịp sống thường ngày với bao vướng bận lo toan. Những vấn đề như thảm họa tại Úc sẽ nhanh chóng trôi vào quên lãng nếu không thật sự được quan tâm đến tận cùng. Mọi sự cảm thông thoáng chốc, nhất thời sẽ trở thành thói quen thường nhật và dần dần trở thành lối sống thờ ơ, vị kỷ. Dĩ nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng như thế. Nhưng phần lớn đã, đang và sẽ là như thế.
Nếu muốn làm điều gì vĩ đại, muốn thay đổi ở quy mô lớn thì hãy làm chính trị. Nhận định này là đúng, nhưng không phải là một lý do thuyết phục để chúng ta tiếp tục thờ ơ trước sự nóng lên của Trái đất và biến đổi khí hậu. Là một dân trí hiện đại, ai cũng nên tự nhận thức để làm những gì mà bản thân có thể, trong phạm vi và khả năng của mỗi người. Câu chuyện biến đổi khí hậu sẽ là một quá trình cải thiện dài lâu và tốn nhiều tâm sức của cả nhân loại, nhưng không vì thế mà chúng ta nên phó mặc mọi sự vào những người làm chính trị hay có quyền lực trong tay.
Sustainable fashion hay Fast fashion, chung quy, đều mang tính thương mại. Việc sản xuất dư thừa không phải là một việc làm đáng khích lệ, cho dù có là thời trang nhanh hay thời trang bền vững. Thời trang bền vững không phải là vấn đề mang tính vĩ mô vì nếu thật sự muốn tạo nên sự thay đổi, các chủ thương hiệu thời trang nhanh nếu không thể chuyển dịch mô hình kinh doanh của mình sang hướng bền vững, thì hãy cân nhắc việc dừng lại, bởi sớm hay muộn, kinh doanh thời trang phi đạo đức và tổn hại môi trường sẽ bị bài trừ dần trong xã hội, khi mà tình trạng biến đổi khí hậu trở nên quá trầm trọng và là cái kết không thể tránh khỏi cho nhân loại.
Còn đối với người tiêu dùng, hãy là một người tiêu dùng thông minh, đầu tư vào những sản phẩm chất lượng, có hạn sử dụng bền lâu hoặc chuyển sang thói quen mua sắm những sản phẩm vintage, second-hand, hoặc trao đổi, tái chế quần áo còn ở tình trạng tốt. Vừa tiết kiệm, lại vừa góp phần khiến cho các thương hiệu thời trang nhanh phải sớm nhận thức ra vấn đề để thay đổi, hoặc dừng lại, trước khi quá muộn để cứu lấy hành tinh này.
Hãy luôn tự hỏi rằng chúng ta liệu có cần mặc đẹp mỗi ngày để sống có ý nghĩa không.
Bài viết này mang quan điểm nhận định cá nhân về việc thị trường thời trang thiết kế tại Việt Nam hiện nay là sự hùa theo bất chấp; cũng như sự ủng hộ đối với việc phát triển của thời trang bền vững.
Kinh doanh thời trang tại thị trường nội địa liệu có còn là dễ dàng?
Vào khoảng thời gian đầu những năm 2010s, local brand – những thương hiệu tự nhận là thời trang thiết kế tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là thiểu số. Ngày đó nhà may phổ biến hơn bây giờ, shop áo quần bán quần áo xuất khẩu hay shop nhập hàng từ nước ngoài về bán cũng vậy. Việc mở một thương hiệu quần áo mang dấu ấn thiết kế riêng biệt của thương hiệu là điều còn mới mẻ. Thực chất, nhận định về thời trang của người dân bị giới hạn vì sự phát triển của mạng xã hội còn mới mẻ. Nhu cầu ăn mặc của mọi người chỉ dừng ở mức vừa đủ vì việc bắt kịp theo xu hướng thời trang trên thế giới chỉ có thể thông qua tạp chí hay mạng internet. Tuy nhiên việc dân trí chuyển dần sang việc cập nhật tin từ internet thay cho báo in truyền thống đã bắt đầu tăng. Việc đầu tư cho hình ảnh bản thân thông qua cách ăn mặc chưa phải là một phong cách sống được chú trọng vì mạng xã hội tại Việt Nam cũng chưa thật sự phát triển trong giai đoạn này.
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội, sự ra đời của các phiên bản tạp chí thời trang quốc tế tại thị trường Việt Nam; cũng như việc các trường đào tạo chuyên ngành thiết kế thời trang ngày càng phát triển giáo trình hợp lý, sáng tạo, đã dẫn đến sự ra đời của các thương hiệu thời trang thiết kế ngày càng chóng mặt. Đến nay, việc kinh doanh thời trang đã trở thành một xu hướng kinh doanh chung, với sự tăng trưởng mạnh về số lượng doanh nghiệp kinh doanh thời trang, đặc biệt là mặt hàng thời trang ứng dụng giá bình dân, hay còn gọi là thời trang nhanh – fast fashion.
Việc làm này không hẳn mang lại lợi ích lâu dài cho các doanh nghiệp bởi hiếm có thương hiệu thời trang nội địa nào đáp ứng đủ hai tiêu chí: khả năng am hiểu về kinh doanh, cách lựa chọn thị trường và khả năng tạo dựng thương hiệu mang bản sắc riêng biệt thông qua các sản phẩm quần áo thiết kế. Thiếu hụt một trong hai hoặc tệ hơn là cả hai tiêu chí trên đã khiến cho thị trường này trở nên nhiễu loạn và hao tổn tài nguyên lẫn sức người một cách không thiết đáng. Nhiều thương hiệu thời trang nhanh “chết yểu” ngay từ khi mới thành lập vì lọt thỏm vào thị trường đầy nhiễu loạn này cùng với định hướng mù mịt, chạy theo xu thế làm thời trang vì nghĩ rằng đây là mô hình start-up dễ dàng.
Để thêm hơn sự khó khăn đối với bài toán kinh doanh thời trang, các thương hiệu thời trang ngoại nhập vào thị trường nội địa như Zara, H&M, VOS, Uniqlo… với chiến lược kinh doanh và sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường đã gần như chiếm lĩnh thị phần thời trang tầm trung và nhận được nhiều sự ưu ái của người tiêu dùng. Theo như báo cáo gần nhất của BMI (công ty nghiên cứu thị trường Business Monitor International) đã nhận định người tiêu dùng ở Việt Nam có xu hướng quan tâm và chi tiêu nhiều đối với các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài. Độ lớn thị trường này vào năm 2021 được BMI dự đoán là 5,08 tỷ USD, thời trang vẫn chiếm phần lớn với số tiền chi tiêu vào khoảng 4,7 tỷ USD. Thông qua đó cho thấy rằng, việc các hãng thời trang ngoại nhập vào thị trường Việt Nam, tuy giúp thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành thời trang, nhưng cũng đồng thời là đối thủ cạnh tranh trực diện của các thương hiệu thời trang thiết kế nội địa.
Tình hình kinh doanh thời trang của các thương hiệu nội địa, nếu so sánh với các thương hiệu thời trang ngoại nhập sẽ thấy rõ: một bên sale quanh năm, clearance sale (sale xả kho), trên mọi trận địa và một bên chỉ sale off vào các ngày lễ lớn trên toàn thế giới. Có thể lấy ví dụ là Zara – thương hiệu có mặt tại thị trường Việt Nam gần 4 năm trước, chỉ có hai đợt big sale là vào tháng 6 và tháng 12 là mùa Giáng Sinh cuối năm. Việc các thương hiệu thời trang nội địa sale off là để bán hàng được mau chóng hơn, nhưng cũng đồng thời tiêm nhiễm cho phần đông khách hàng thói quen đợi sale rồi hẵng mua. Điều này về bản chất làm tụt giảm doanh thu chứ không góp phần làm tăng trưởng doanh thu. Còn nếu sale off theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó” để đánh lừa lòng ham rẻ nơi khách hàng, thì đó lại là một khía cạnh khác của kinh doanh mà bài viết này sẽ không đề cập tới.
Thời trang bền vững là giải pháp thay thế và cần thiết
Thời trang bền vững (sustainable fashion) tại Việt Nam với thông điệp rõ ràng chỉ bắt đầu được chia sẻ, đón nhận và quan tâm từ khoảng giữa năm 2016. Đây là một cuộc cách mạng của toàn ngành công nghiệp thời trang trên thế giới. Sự lan tỏa tích cực của thời trang bền vững là điều hiển nhiên, khi rất nhiều tổ chức và thương hiệu thời trang lớn như Stella McCartney, Burberry, H&M (với các bộ sưu tập thuộc dòng Conscious), tập đoàn LVMH… cam kết sẽ chung tay đẩy mạnh sự phát triển của thời trang bền vững trong tương lai gần. Đây là điều cấp thiết trong nỗ lực chứng minh rằng ngành thời trang hoàn toàn có thể trở thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững và không gây ô nhiễm, tổn hại đến chất lượng cuộc sống của con người như vẫn được biết đến từ trước.
Hiện tại, để có thể hoàn toàn được công nhận là doanh nghiệp thời trang bền vững thì cần phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí về mặt sản xuất, gia công cho đến lúc sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Thời trang bền vững không chỉ giúp cứu vãn tình hình ô nhiễm rác thải của ngành may mặc, mà còn song hành cùng bài toán kinh tế. Việc lựa chọn những thiết kế của các thương hiệu thời trang thiết kế bởi các nhà thiết kế lớn hoặc thương hiệu thời trang bền vững là một cách thức tiêu dùng thông minh, đáng để đầu tư vì chất lượng dài hạn và yếu tố thân thiện với môi trường được để cao; lợi ích cả về con người lẫn môi trường. Điều gì cộng thêm vào giá trị của một món đồ thời trang bền vững? Đó là tính nhân đạo: với những người góp công tạo dựng nên trang phục – giúp họ được trả lương tương xứng; chúng ta nhân đạo cả với thiên nhiên, môi trường – tạo dựng nên một tương lai đáng để sống cho thế hệ kế cận.
Tại Việt Nam, những thương hiệu thời trang bền vững thuần túy chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ba thương hiệu thời trang bền vững đang phát triển và tạo dựng được tên tuổi tại Việt Nam là Kilomet109. Môi Điên và Metiseko. Nếu như Kilomet109 có công lớn trong việc kế thừa và phát huy những kỹ thuật thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc; Môi Điên thì luôn tận dụng triệt để tất cả những chất liệu cũ để làm thành các mẫu thiết kế, phụ kiện cho các BST mới và trích doanh thu để làm những công việc thiện nguyện có ích cho xã hội; trong khi đó Metiseko lại vận hành như một mô hình kinh doanh thời trang bền vững chuyên nghiệp, áp dụng kỹ thuật tân tiến và nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Ba thương hiệu thời trang bền vững này vẫn tồn tại và phát triển bình ổn giữa hàng nghìn các thương hiệu thời trang thiết kế khác nhau trên thị trường là một tín hiệu đáng mừng cho thấy rằng triết lý kinh doanh của thời trang bền vững hoàn toàn không phải là một rào cản lớn để phát triển doanh nghiệp, mà đó lại một hướng đi chiến lược để phát triển ổn định và lâu dài trong tương lai. Một sản phẩm thời trang bền vững có thể mắc tiền hơn một sản phẩm thời trang thông thường, nhưng giá trị tinh thần mà khách hàng nhận được là sự hài lòng vì biết rằng mình đã góp một phần nhỏ trong việc khích lệ các doanh nghiệp này tiếp tục làm kinh tế sạch, xanh, bền vững.
Cũng là một tín hiệu đáng mừng, khi việc tái chế và thời trang bền vững cũng đã được đưa vào chương trình giảng dạy của một số trường Đại học, tổ chức, để giúp sinh viên nhận thức từ sớm trong vấn đề xây dựng mô hình kinh doanh thời trang phát triển bền vững. Một nỗ lực đáng ghi nhận trong thời gian vừa qua khi giảng viên cùng sinh viên thời trang của trường Đại học Văn Lang đã tổ chức thành công show diễn thời trang thường niên với tên gọi 11AM show, với các mẫu thiết kế trình diễn được tái chế từ chất liệu cũ. Các mẫu thiết kế tuy không hoàn toàn đáp ứng nhu cầu ứng dụng thực tế nhưng được đánh giá cao ở mức sáng tạo, thẩm mỹ và đặc biệt là thông điệp tích cực mà show diễn muốn truyền tải. Đối với thị trường thời trang tại Việt Nam, thì đây là một dấu hiệu rất tích cực, đáng mừng và cần tiếp tục được phát huy.
Thời trang bền vững sẽ mãi chỉ mang tính vĩ mô?
Còn nhớ chỉ cách đây vài tuần, thảm họa cháy rừng lên tới đỉnh điểm tại Úc đã khiến cho tất cả phải thảng thốt, sợ hãi, dằn vặt; dẫn đến nhiều cuộc tranh luận, chỉ trích liên đới đến chính trị, về vấn đề bảo vệ môi trường, về nhận thức của con người trước những thảm họa liên tục xảy đến. Thực chất, cho đến khi bài viết này đang trong quá trình hoàn thiện thì vẫn đang còn những trận cháy khác nhau trên lãnh thổ nước Úc chưa được khống chế, lệnh di tản khẩn cấp vẫn được phát động; và tại đất nước thân thiện với tài nguyên thiên nhiên, khách du lịch này còn rất nhiều lính cứu hỏa đang kiệt sức, liều lĩnh để khống chế thảm họa cháy rừng khủng khiếp nhất từ trước tới nay. Theo truyền thông Reuters đưa tin vào đầu ngày thứ Sáu tuần trước (17/12), 82 trận hỏa hoạn vẫn tiếp tục cháy trên khắp tiểu bang New South Wales, trong số đó có 30 đám cháy chưa được khống chế. Thông tin xác thực được tờ Sydney Morning Herald dẫn lời từ Sở Cứu Hỏa Vùng Quê New South.
Thiên tai hay nhân tai?
Đó là sự cộng hưởng của cả hai. Nguyên nhân rõ ràng nhất là do biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên và cả sự vô ý thức của con người. Nhưng còn một mặt trái khác của xã hội mà khó lòng có thể chối bỏ, đó là sự hùa theo mạng xã hội và chứng bệnh cảm thông nhất thời mà phần lớn gặp phải. Nếu như báo đài, mạng xã hội không liên tục cập nhật thì ai trong chúng ta cũng sẽ quay trở về nhịp sống thường ngày với bao vướng bận lo toan. Những vấn đề như thảm họa tại Úc sẽ nhanh chóng trôi vào quên lãng nếu không thật sự được quan tâm đến tận cùng. Mọi sự cảm thông thoáng chốc, nhất thời sẽ trở thành thói quen thường nhật và dần dần trở thành lối sống thờ ơ, vị kỷ. Dĩ nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng như thế. Nhưng phần lớn đã, đang và sẽ là như thế.
Nếu muốn làm điều gì vĩ đại, muốn thay đổi ở quy mô lớn thì hãy làm chính trị. Nhận định này là đúng, nhưng không phải là một lý do thuyết phục để chúng ta tiếp tục thờ ơ trước sự nóng lên của Trái đất và biến đổi khí hậu. Là một dân trí hiện đại, ai cũng nên tự nhận thức để làm những gì mà bản thân có thể, trong phạm vi và khả năng của mỗi người. Câu chuyện biến đổi khí hậu sẽ là một quá trình cải thiện dài lâu và tốn nhiều tâm sức của cả nhân loại, nhưng không vì thế mà chúng ta nên phó mặc mọi sự vào những người làm chính trị hay có quyền lực trong tay.
Sustainable fashion hay Fast fashion, chung quy, đều mang tính thương mại. Việc sản xuất dư thừa không phải là một việc làm đáng khích lệ, cho dù có là thời trang nhanh hay thời trang bền vững. Thời trang bền vững không phải là vấn đề mang tính vĩ mô vì nếu thật sự muốn tạo nên sự thay đổi, các chủ thương hiệu thời trang nhanh nếu không thể chuyển dịch mô hình kinh doanh của mình sang hướng bền vững, thì hãy cân nhắc việc dừng lại, bởi sớm hay muộn, kinh doanh thời trang phi đạo đức và tổn hại môi trường sẽ bị bài trừ dần trong xã hội, khi mà tình trạng biến đổi khí hậu trở nên quá trầm trọng và là cái kết không thể tránh khỏi cho nhân loại.
Còn đối với người tiêu dùng, hãy là một người tiêu dùng thông minh, đầu tư vào những sản phẩm chất lượng, có hạn sử dụng bền lâu hoặc chuyển sang thói quen mua sắm những sản phẩm vintage, second-hand, hoặc trao đổi, tái chế quần áo còn ở tình trạng tốt. Vừa tiết kiệm, lại vừa góp phần khiến cho các thương hiệu thời trang nhanh phải sớm nhận thức ra vấn đề để thay đổi, hoặc dừng lại, trước khi quá muộn để cứu lấy hành tinh này.
Hãy luôn tự hỏi rằng chúng ta liệu có cần mặc đẹp mỗi ngày để sống có ý nghĩa không.
Share this:
Like this: